Nhiều tân sinh viên " sập bẫy " khi thuê phòng trọ. Hãy để iTro bảo vệ bạn

20/09/2018 01:14 Đăng bởi: admin

Năm học mới sắp bắt đầu, nhu cầu tìm nhà trọ tại các thành phố lớn của các tân sinh viên tăng cao. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của các bạn trẻ lần đầu xa  nhà, nhiều đối tượng đã tung ra các chiêu lừa cho thuê nhà trọ khiến nhiều em dễ dàng “sập bẫy”.

Những sinh viên có kinh nghiệm thường bảo nhau, muốn thuê trọ phải thuê ngay đầu hè, giữa hè, vì cuối hè (cuối tháng 8, đầu tháng 9) - khi tân SV nhập học, nhu cầu trọ tăng cao, cơn bão giá lại tràn qua, kiếm ra một phòng trọ rẻ và tiện lợi không hề đơn giản.

Tuy nhiên, đối với những sinh viên đến từ những vùng quê xa, không có người chỉ bảo và điều kiện thì điều này quả thực rất khó khăn.

Từ quỵt tiền đặt cọc

Theo thông tin trên mạng, D. một tân sinh viên đã đến một căn nhà được rao cho thuê trên địa bàn quận Cầu Giấy. Tại đây, D. gặp một người đàn ông trung niên nhận là chủ căn nhà.

Ông ta cho biết do nhà cho thuê đang khan hiếm, hiện chưa có phòng trống nên nếu muốn thuê, D. phải đặt cọc số tiền là 500.000 đồng và 4 ngày sau quay lại ký hợp đồng, khi đó có phòng sẽ giao. Đúng hẹn, D. đến ký hợp đồng thì chủ nhà nói vài ngày nữa mới có người chuyển đi nên phải đợi.

“Em không đồng ý và yêu cầu trả lại tiền đặt cọc thì chủ nhà kiên quyết không trả vì cho rằng em là người phá vỡ cam kết. Giấy đặt cọc tiền là giấy viết tay do bên cho thuê giữ nên em cũng không biết làm thế nào để đòi lại tiền” - D. thở dài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cò “chụp giựt” tiền sinh viên

Không chỉ D. mà rất nhiều bạn sinh viên khác đã rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ngoài quỵt tiền đặt cọc, một thủ đoạn khác mà bên cho thuê nhà thường áp dụng là khi đến hẹn, khách thuê trở lại để ký hợp đồng, bên thuê sẽ đưa ra hàng loạt các khoản chi phí phát sinh như tiền gửi xe, tiền mặt bằng, tiền truyền hình cáp, Internet, tiền đăng ký tạm trú, camera an ninh… khiến nhiều sinh viên phải “bỏ của chạy lấy người”.

Ngoài ra, trong quá trình đi thuê phòng trọ, không ít sinh viên đã phải thanh toán một khoản tiền không nhỏ cho “cò” nhà trọ. Với chiêu trò tìm thông tin nơi cho thuê phòng trọ và đăng lên các trang web và mạng xã hội, khi có người liên hệ, “cò” sẽ dẫn đến xem phòng. Sau đó, không cần biết bên thuê có thuê được nhà trọ hay không, “cò” sẽ đòi thanh toán một khoản tiền gọi là tiền giới thiệu.

Điều đáng nói là một số “cò” còn sử dùng thủ đoạn một nhà giới thiệu cho rất nhiều người để thu phí. Nếu không thận trọng, các tân sinh viên sẽ rất dễ gặp phải các đối tượng này.

Related image

Đến 'treo đầu dê bán thịt chó'

Để dụ dỗ sinh viên, bên thuê còn dán tờ rơi thông báo cho thuê phòng trọ ở vị trí gần các trường đại học, cao đẳng hoặc đăng tải trên mạng xã hội với những thông tin khá hấp dẫn như “phòng trọ giá rẻ, giờ giấc tự do, lối đi riêng, wifi, gần trạm xe buýt, giữ xe miễn phí…”.

Khi đến xem phòng, bên thuê sẽ được dẫn đến những căn phòng khang trang, rộng rãi nhưng có giá rất phải chăng. Nếu đồng ý thuê, bên cho thuê sẽ yêu cầu bên thuê đặt cọc một khoản tiền từ tương đương với một tháng tiền phòng để giữ chỗ.

Do sợ mất phòng giá tốt nên không ít tân sinh viên đã nhanh chóng đặt cọc. Đến ngày nhận phòng, một số bạn với té ngửa khi phòng trọ thực chất chỉ bằng một phần so với phòng trọ mẫu đã được xem, thậm chí còn xập xệ, cũ nát nên không muốn thuê phòng nữa. Lấy lý do bên thuê tự ý hủy giao kết, bên cho thuê không trả lại tiền đặt cọc.

Về các quy định pháp lý liên quan đến đặt cọc, Điều 328 BLDS 2015 quy định, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Để có căn cứ lấy lại số tiền này, thỏa thuận đặt cọc phải được lập thành văn bản rõ ràng.

Tuy vậy, với hợp đồng đặt cọc cùng các điều khoản mập mờ như “bằng giấy thỏa thuận giữ chỗ này bên cho thuê sẽ giữ phòng cho bên thuê khi có phòng trống”, chủ nhà trọ sẽ tự quyết định muốn giao phòng nào cho người thuê vào thời điểm nào cũng được, bất chấp việc người thuê đã đặt cọc giữ phòng. Nếu đến ngày hẹn bên thuê nói chưa có phòng trống, sinh viên vẫn phải đợi, nếu không chấp nhận sẽ mất luôn tiền đặt cọc.

Với thủ đoạn này, không ít chủ nhà trọ đã ngang nhiệm chiếm đoạt tiền của các tân sinh viên - luật sư Nguyễn Tiến Hòa (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích.

Để tránh “tiền mất, tật mang”, tân sinh viên nên ở kí túc xá hoặc nhờ người quen, Đoàn thanh niên hỗ trợ tìm phòng trọ. Trường hợp tự đi thuê phòng, sinh viên cần tìm hiểu kỹ thông tin trên mạng, tham khảo ý kiến người dân xung quanh khu vực nhà trọ, không đặt cọc khi thấy có dấu hiệu lừa đảo. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, có chữ kí của của hai bên.

Khi ký hợp đồng thuê nhà, bên thuê cần kiểm tra ký các điều khoản, đặc biệt là về giá cả, thời gian thuê, xem xét cẩn thận các thiết bị có trong phòng và tình trạng của chúng…